Trong các công cụ lập trình như Netbean hoặc VS đều tích hợp chức năng Design để cho lập trình viên có thể thiết kế phần mềm của mình nhanh hơn và đạt yêu cầu cao hơn, nhưng theo mình quan sát thì khi lập trình không thể thiếu phần Design bằng code. Vậy nên chọn Design bằng công cụ hỗ trợ hay là dùng code?
=> Theo mình những cái gì nhìn được và người dùng thao tác được với phần mềm thì nên Design bằng công cụ, còn đối với những thứ được gọi là ẩn hoặc là khi người dùng thao tác nó tự động xuất hiện thì cái đó mình nên viết Code. Trong bài hôm nay mình sẽ sử dụng Design bằng code để bắt các sự kiện khi người dùng nhập một dữ liệu vào.
Mình sẽ tạo 2 Class là tuna và apple, tuna mình sẽ dùng để khai báo các thành phần, còn apple sẽ chứa phương thức main và khai báo đối tượng để thực thi chương trình.
Chương trình sau khi chạy sẽ hiển thị như hình dưới
Tôi thực thi bên lớp tuna trước, tôi khai báo các gói cần dùng đầu tiên
sau đó tôi sẽ kế thừa lớp tuna từ lớp JFrame bằng câu lệnh extends JFrame
Như hình đầu tiên thì ta thấy có những 4 ô và 4 ô này được gọi là các TextField, 3 ô là TextField Content và 1 ô là TextField Password, vậy việc đầu tiên là chúng ta cần khai báo các đối tượng này
Cấu trúc khai báo như sau:
Private JTextField tên_biến_1; tên_biến_2;
Private JPasswordField tên_biến_3;
tiếp tục ta khai báo một phương thức tuna(), phương thức này để khai báo các đối tượng với độ rộng như nào, kích thước bao nhiêu và nhập nội dung như thế nào, cấu trúc khai báo như bạn thấy trong hình
Tên_biến = new JTextFeild(“Nội dung”, Độ rộng nếu có);
add(Tên_biến);
Việc tiếp theo là chúng ta cần sử lý các sự hiện cho từng đối tượng một, ta sẽ sử dụng một phương thức mà có thể thực thi tất các các sự kiện của các đối tượng, cấu trúc khai báo một phương thức như sau:
Tên_phương_thức tên đối tượng phương thức = new Tên_phương_thức();
muốn gán các đối tượng nằm cùng chung trong một phương thức thì ta khai báo như sau
tên_biến.addActionLisrener(tên đối tượng phương thức);
Như hình trên ta khai báo một biến string=””; // hiện tại nó được khai báo rỗng
các câu lệnh được tạm dịch như sau: nếu có một xự kiện nào đó với item1 thì biến string sẽ được định dạng bằng chuỗi lấy được tự TextFeild, sau đó sẽ show ra một tin nhắn có dạng trả về kết quả từ biến string.(các biến trước cũng tương tự thôi)
- Hoàn thành xong phần này thì đã được coi là đã làm xong phàn Design bằng code, phần tiếp theo là chúng ta cần khai báo một phương thức main để thực thi chương trình, ta chuyển sang Class apple
Ta thêm gói JFrame vào lớp apple, sau đó khai báo đối tượng dtA sử dụng từ phương lớp tuna, chắc hoẳn các bạn vẫn còn nhớ cách thức khai báo một đối tượng chứ:
Tên_lớp tên đối tượng = new Tên_lớp();
các lệnh setSize và setVisible chỉ là các thức khai báo hiển thị đối tượng trên hình với kích thước thế nào thôi, hoàn thành các bạn chạy thử xem kết quả thế nào nhe!
No comments:
Post a Comment